Máy tạo khí Ozone công nghiệp hoạt động dựa trên công nghệ “Corona Discharge Technology”, bạn có thể hiểu một cách đơn giản là có sự phóng điện, phá vỡ phân tử khí Oxy (O2), tạo khí Ozone (O3) trong không gian nhỏ hẹp của buồng phóng tạo Ozone. Trong quá trình tạo khí Ozone, máy sẽ sản sinh ra lượng nhiệt lớn ngay tại buồng phóng Ozone ở một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, do khí Ozone (O3 – Trioxygen) có đặc tính oxy hóa cao, kém bền, nhạy cảm với nhiệt độ, dễ dàng phân rã trở lại thành khí Oxy (cấu trúc bền vững). Vì vậy, hệ thống làm mát buồng phóng Ozone là giải pháp tối ưu nhất để cải thiện khả năng sản sinh khí Ozone nồng độ cao & giảm suy hao ozone khi máy ozone hoạt động trong thời gian dài liên tục.
Hiện nay, có 2 cách làm mát buồng phóng tạo Ozone phổ biến là loại làm mát bằng nước và loại làm mát bằng không khí. Trước khi lựa chọn máy ozone cho hệ thống xử lý nước của bạn, ngoài việc tính toán sản lượng ozone phù hợp, cần lựa chọn máy ozone có cách làm mát phù hợp với nhu cầu thực tế dự án. Trên hết, bạn cần hiểu rõ về 2 cách thức làm mát máy ozone này, ưu nhược điểm của từng phương pháp hạ nhiệt buồng phóng tạo khí ozone.
- Tính ổn định giữa 2 phương pháp làm mát
Khi nhiệt độ bên trong buồng phóng tăng lên, lượng nhiệt đó được truyền nhiệt ra vỏ của bộ tạo ozone (vỏ bằng inox hoặc vỏ nhôm có cánh tản nhiệt nhôm). Phương pháp làm mát bằng khí sử dụng quạt thổi khí, thông thường, lấy khí mát từ môi trường thổi trực tiếp bên ngoài vỏ buồng phóng, từ đó hạ nhiệt bên trong buồng phóng. Hiệu quả hạ nhiệt này ko cao, do lượng nhiệt bên trong buồng phóng luôn cao hơn so với vỏ, lượng nhiệt sinh nhiều hơn so với lượng nhiệt giảm đi bằng quạt làm mát.
Trong khi đó, phương pháp làm mát bằng nước sẽ dẫn nước làm mát (20-30°) trực tiếp vào bên trong buồng phóng tạo ozone để hấp phụ năng lượng nhiệt từ bên trong. Cấu trúc buồng phóng bằng nước khác so với làm mát bằng khí, vì vậy việc dẫn nước làm mát vào buồng phóng không gây ảnh hưởng khả năng hoạt động buồng phóng và nguy cơ dẫn truyền điện ra ngoài thông qua nguồn nước. Bên cạnh đó, phương pháp làm mát bằng nước vẫn có thể được tích hợp quạt làm mát bằng khí từ bên ngoài (trong 1 số trường hợp cần thiết), từ đó tăng tính ổn định hệ thống máy ozone sẽ tốt hơn.
- Tiện lợi khi sử dụng
Phương pháp làm mát bằng khí thuận tiện hơn khi sử dụng, dễ dàng lắp đặt, vận hành đơn giản hơn, chi phí lắp đặt cũng thấp hơn so với làm mát bằng nước. Hệ thống máy làm mát bằng nước yêu cầu bồn chứa nước, bơm làm mát chuyên biệt, hay yêu cầu nước làm mát sạch, không cặn, nước làm mát được xử lý hay cần hệ thống lọc trung gian. Khi lắp đặt yêu cầu kỹ thuật lắp đặt tốt hơn, đối với các máy ozone công suất lớn, có thể tích hợp thêm hệ thống cảm biến nước làm mát để điều chỉnh liên tục, duy trì nhiệt độ nước ổn định. Tiêu hao nước, các thiết bị phụ trợ có thể sẽ phát sinh trong quá trình vận hành.
- Hiệu suất tạo Ozone, sản lượng g/h và độ suy hao ozone
Máy làm mát bằng khí thường sử dụng cho các máy tạo khí Ozone có sản lượng ozone thấp. Trên thực tế, chúng tôi khuyến cáo khách hàng chỉ lên sản xuất máy làm mát bằng khí ở phân phúc sản lượng dưới 15g O3/h (mức sản xuất khuyến cáo), do độ suy hao Ozone sẽ tăng dần theo thời gian, có thể dẫn tới ozone không còn được tạo ra khi máy hoạt động trong khoảng 4h – 8h chạy liên tục (mức trung bình sau mỗi 10 phút hoạt động, nhiệt độ ozone có thể làm ảnh hưởng tới sản lượng ozone, thực tế có thể làm mất tới 1/5 hiệu suất tạo khí ozone). Tất nhiên khách hàng có thể lựa chọn 2 máy ozone làm mát bằng khí chạy luôn phiên vẫn có thể đảm bảo được hiệu suất tạo khí Ozone.
Riêng dòng máy ozone làm mát bằng nước thường có thể áp dụng cho tất cả dòng máy từ 5g/h trở lên. Hiệu suất tạo Ozone nồng độ cao hơn, khả năng tản nhiệt tốt, độ ổn định nồng độ ozone theo thời gian, có khả năng hoạt động liên tục trong 4 – 8h liên tục, có thể lâu hơn.
- Chi phí sản xuất
Thành phần cấu tạo cho máy bộ tạo khí ozone bằng nước thường có chất lượng tốt hơn do đảm bảo yêu cầu độ kín, chống ăn mòn trên bề mặt cấu trúc, có khả năng chịu nước, hoặc các oxy hóa có thể có trong nguồn nước làm mát. Trong đó cấu trúc bộ tạo ozone bằng khí đơn giản hơn, thường sử dụng chất liệu hợp kim nhôm vỏ bên ngoài, sử dụng cánh nhôm để tăng khả năng tản nhiệt. Việc lắp đặt các bộ tạo ozone làm mát bằng khí cần đảm bảo yếu tố kỹ thuật, quạt làm mát phải thổi khí qua được toàn bộ cánh nhôm để tận dụng triệt để khả năng làm mát. Thường các bộ làm mát bằng khí được lắp đặt theo chiều ngang, còn bộ làm mát bằng nước thì lắp theo phương thẳng đứng.
Như vậy, qua phân tích trên, có thể khẳng định rằng, máy tạo khí ozone làm mát bằng nước là lựa chọn tốt nhất trong dự án công nghiệp đảm bảo được các yếu tố mặt kỹ thuật, đặc biệt với dự án xử lý màu nước, khử trùng nước đòi hỏi ozone nồng độ cao.