Một số thông tin về Dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn (lợn nhà và lợn rừng) do vi rút gây ra. Bệnh có thể xảy ra quanh năm và lợn ở mọi lứa tuổi đều dễ dàng bị bệnh tỷ lệ ốm và chết rất cao, lên tới 100%. Biểu hiện đặc trưng là viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba, thận và thâm tím da phần lớn cơ thể của lợn.
Virus gây dịch tả lợn châu Phi tồn tại trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh, virus sống được rất lâu ở môi trường bình thường, trong dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt và các sản phẩm từ thịt chưa nấu chín trong 3-6 tháng,… Tuy nhiên, virus chịu nhiệt kém và các chất khử trùng truyền thống như Formol 1,5-2%, NaOH 3-4%, nước vôi 20% đều có khả năng tiêu diệt virus cường độc. Với hoạt chất Iodine, Benzalkonium, B.K.Vet, Vinadin, Benkocid, Virkon.S đều có thể sử dụng để thực hiện công tác tiêu độc khử trùng.
Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi là loại virus gây bệnh sốt xuất huyết. Lợn một khi đã nhiễm virus này thì tỷ lệ tử vong là 100%. Hiện nay vẫn chưa tìm thấy loại vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, rất may mắn là loại virus này không lây nhiễm sang người. Thế nhưng, dịch bệnh gây ra lại gây thiệt hại rất nặng nề đối với ngành chăn nuôi là nếu không có biện pháp để kiểm soát.
Theo thống kê của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, trên thế giới đã có 20 quốc gia báo cáo xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong đó nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc, cũng là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất của thế giới.
Thịt lợn hiện đang là nguồn thịt chủ yếu, được tiêu thụ rất nhiều tại các quốc gia châu Á. Do đó, gần như chắc chắn khả năng virus gây bệnh tả lợn sẽ xâm nhập vào các nước khác trong khu vực và lây lan nhanh chóng.
Tại Việt Nam, ngày 19/2/2019, Chi cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thông báo phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Ngày 5/3/2019, thông tin từ cơ quan chức năng cho biết đã có 202 hộ tại 7 tỉnh thành xuất hiện dịch, trong đó 4.200 con lợn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy.
Phương pháp phòng ngừa
- Tăng cường sát trùng chuồng trại cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi vào trại, nơi cân xe, khu vực xung quanh trạị, khu xử lý heo chết…
- Cổng xuất và cổng nhập phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại phải có khay/hố sát trùng và thay nước hàng ngày.
- Phương tiện ra vào trại như xe tải bắt heo, xe chuyển cám, xe 2 bánh,… cần phải được phun xịt sát trùng thật kỹ trước khi vào trại.
- Hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết. Hạn chế tối đa người vào trại, khi vào phải qua nhà sát trùng, tắm xà phòng và có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại.
- Tăng cường chăm sóc đàn heo chu đáo, phòng bệnh bằng vaccine đối với các bệnh do virus như: Dịch Tả, Tai Xanh (PRRS), Lở Mồm Long Móng, Giả Dại, Circovirus…tăng cường sức đề kháng cho heo, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan…
- Nhập heo có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu riêng nuôi cách ly heo mới nhập, để theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ đúng quy trình nhập heo. Giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn heo hàng ngày, để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có nghi ngờ về bệnh này.
- Có biện pháp diệt côn trùng, chuột trong trại. Không cho chó, mèo, gà, vịt vào trại heo,…
Ngành nuôi trồng gia súc, gia cầm sợ dịch bệnh nhất. Trong các biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất trong nuôi trồng gia súc, gia cầm, các trang trại thường chỉ tiêm phòng vắc xin, kháng sinh định kỳ cho vật nuôi mà bỏ qua việc khử trùng, khử trùng, thanh lọc không khí trên đồng ruộng. Các loại khí độc hại như amoniac, hydro sunfua từ phân và nước thải chăn nuôi cũng là một trong những tác nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp và bệnh truyền nhiễm ở động vật;
Nước uống cho gia cầm: (như nước giếng, nước máy, nước mặt) vi khuẩn cũng dễ bị bỏ qua nhưng rất dễ gây tử vong cho vật nuôi. Có nhiều yếu tố dẫn đến việc sản sinh vi khuẩn trong nước, chẳng hạn như tháp cấp nước hoặc đường ống cấp nước không được vệ sinh trong thời gian dài dẫn đến tạo thành một lớp màng trên thành bên trong là ổ vi khuẩn. số lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào vùng nước; có thể gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ ở vật nuôi, vật nuôi có sức đề kháng kém có thể dẫn đến tử vong. Phân do tiêu chảy thải ra sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn, vi trùng có hại. Chất thải sẽ nhân lên nhanh chóng trong chuồng lợn, điều này sẽ làm tăng khả năng lây bệnh cho những con lợn khác.
Sử dụng Ozone là 1 phương pháp hiệu quả khử trùng và tánh lây nhiễm dịch tả lợn
Khử trùng bằng ozone cho các trang trại được công nhận trên toàn thế giới là công nghệ khử trùng phổ rộng, hiệu quả cao và tự động hóa cao. Ozone sẽ loại bỏ amoniac, hydro sunfua và mùi hôi bằng cách phân hủy. Đồng thời, vi rút E. coli, Staphylococcus Aureus, Salmonella, Aspergillus, Newcastle, Cúm gia cầm và các loại vi rút khác trong không gian thực địa đều bị tiêu diệt bởi quá trình oxy hóa; Nước ozon cho gia cầm và vật nuôi có thể thay đổi môi trường sinh thái vi mô đường ruột của gia cầm, đồng thời tăng cường hoạt động của tinh bột do vi khuẩn có lợi tiết ra, từ đó làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh về tiêu hóa và cải thiện tỷ lệ sử dụng dinh dưỡng thức ăn, thúc đẩy tăng trưởng khỏe mạnh và giảm chi phí cho ăn.
- Giảm chi phí nuôi trồng
- Sử dụng máy tạo ozone để khử trùng và khử trùng 40-60 phút mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích:
- Cải thiện chất lượng không khí của trang trại, sau đó giảm
- Giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh
- Cải thiện tỷ lệ sống sót của lợn con và tăng trưởng nhanh hơn
Phương pháp khử trùng đơn giản và hiệu quả, sử dụng máy tạo ozone của OzoneTech có thể khử trùng chuồng lợn (0-200 vuông), thiết lập mỗi ngày một lần để sử dụng nhiều lần, không cần vận hành hàng ngày, tiện lợi và thiết thực.
Nông dân làm chủ công nghệ ứng dụng cụ thể của ozone, có thể giảm lượng kháng sinh đầu vào, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.